Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm mua sắm dụng cụ làm bếp.

Chọn cỡ cho dụng cụ làm bếp không phụ thuộc vào không gian bếp lớn hay nhỏ, mà quan trọng nhất là tùy theo số lượng người trong gia đình, tùy theo bộ nồi kích cỡ thế nào để chọn dụng cụ có chiều dài và độ lớn tương xứng.
Chia một cách tương đối theo cỡ nhỏ, trung và vừa, thì các loại cỡ nhỏ chỉ thích hợp cho người độc thân hoặc gia đình 2 - 3 người, từ bốn người trở lên phải dùng dụng cụ cỡ trung thì các thao tác nấu nướng mới thuận tay, từ 7 - 8 người trở lên mới nên dùng các dụng cụ làm bếp cỡ lớn. Ngoài ra, những dụng cụ được coi là dành cho bếp ăn chuyên nghiệp, đầu bếp nhà hàng chỉ thích hợp cho các gia đình mua dùng khi nhà có tiệc họp mặt đông người.
Cần lưu ý ở đây là đường kính của chiếc muỗng, độ lớn của xẻng chiên ... có thể lớn hay nhỏ, nhưng chiều dài tay cầm tối thiểu phải thích hợp với độ lớn của bàn tay người làm bếp và chiều dài cán cầm cũng phải đủ dài để tránh nóng. Một vài sản phẩm làm bếp có thiết kế nhỏ, gọn, khá xinh nhưng khi dùng chiên xào hay nấu nướng dễ gây nóng, phỏng tay vì cán cầm quá ngắn.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen nấu nướng, gu ẩm thực, các loại thức ăn mà mỗi gia đình thường dùng. Chẳng hạn, những gia đình quen ăn món theo kiểu Tây cần dụng cụ xiên để giữ thịt trên dĩa khi cắt, cần muỗng múc mì cho món spaghetti, cần dụng cụ cắt tròn để chia bánh pizza, trứng hay thịt nguội, dụng cụ quét dầu để nướng lò ... Những gia đình chuộng ăn món chiên xào kiểu Singapore hay kiểu Hoa thường dùng loại xẻng chiên đục lỗ, muỗng có lưới rây để giảm bớt dầu cho món chiên, muỗng phễu, muỗng đục lỗ trụng mỳ, nui, hủ tiếu ... Thậm chí có những nhà, cùng một loại dụng cụ sắm hai kích cỡ khác nhau: loại bình thường dùng hàng ngày, cỡ lớn dùng khi có đông khách.
Còn một số loại dụng cụ mà mỗi năm gia đình có thể chỉ dùng vài lần, hoặc chỉ dùng khi có khách nhưng vẫn cần sắm như muỗng múc kem, muỗng xoay ruột táo, muỗng múc dưa, kẹp gắp đá, muỗng chia thức ăn.
Chất liệu nào mới tốt?
Phổ biến nhất trên thị trường là các dụng cụ bằng inox. Người tiêu dùng chuộng nó vì sáng bóng, dễ lau chùi, bền tốt hơn nhôm. Tuy cũng làm từ inox, nhưng giá cả giữa các sản phẩm cùng loại, cùng công dụng có thể chênh nhau từ 10 - 15 lần tùy theo chất liệu inox, chất liệu bọc cán cầm và thương hiệu nhà sản xuất.
Những sản phẩm inox tay cầm bọc nhựa cách nhiệt, bọc nhựa phủ sơn cách nhiệt thường có giá cao hơn sản phẩm bọc gỗ hoặc chỉ phết lớp sơn màu.
Những dụng cụ inox chỉ thích hợp nếu trong nhà cũng nấu nướng bằng các bộ nồi inox. Nếu bộ nồi bằng men, bằng thủy tinh chịu nhiệt, bằng gốm sứ chịu nhiệt hoặc tráng phủ chất chống dính, thì dụng cụ làm bếp cần dùng loại nhựa chịu nhiệt, bằng gốm sứ hoặc bằng gỗ. Thông dụng, dễ tìm mua và phù hợp với gian bếp là chọn các bộ dụng cụ bằng nhựa chịu nhiệt cùng nhãn hiệu với bộ nồi nấu. Dụng cụ làm bếp bằng các chất liệu này có rất ít món, chủ yếu là xẻng chiên xào, muỗng lòng sâu, muỗng bẹt, muỗng đục lỗ ...
Tất cả các dụng cụ làm bếp dù bằng inox, gốm sứ hay gỗ, nhựa cách nhiệt đều hạn chế chùi rửa mạnh tay bằng đồ chùi xoong kim loại. Việc tróc lớp tráng phủ, làm trầy bề mặt sản phẩm không chỉ làm đồ dùng xấu đi, mà còn giúp thức ăn, gia vị dễ bám vào dụng cụ nấu nướng, có thể gây dính bết.
Nguồn: GenK.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét